"Nét Việt trong tâm hồn bạn" - "Vietnamese Features in your heart" - Chào mừng quý khách đến với website thuphapthoaily.com Địa chỉ: 535B - Đ. Võ Thị Sáu, P.Mỹ Xuyên, Tp.Long Xuyên, An Giang, Việt Nam - Điện thoại: 0763.941535 - DĐ: 091.88.11.190 - Email:
Sản phẩm

Video Clip

Hỗ trợ trực tuyến

Hot Line
ĐT: 0918 811.190 - 0917.117.270

Lượt truy cập

  • Truy cập hôm nay : 33
  • Truy cập tuần này : 116
  • Truy cập tháng này : 2186
  • Lượt người online : 1
  • Tổng lượt truy cập : 412380

Giới thiệu


Cô Lý Thị Ngọc Thoại - Bút hiệu Thoại Lý

Đến với Thư pháp Thoại Lý, bạn sẽ được thể hiện giá trị Việt trong tâm hồn mình..

*

*

Báo Xuân 2011 Công An Tỉnh An Giang - Người phụ nữ "thư pháp"

Nơi đây không chỉ đơn giản vì có những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mà quan trọng hơn là người tạo ra chúng là một phụ nữ vốn “mê chữ” đang được đánh giá cao trong làng thư pháp hiện đại.


Cô Thoại Lý với các tác phẩm thư pháp. 

Cô tên thật là Lý Ngọc Thoại, năm nay đã 60 tuổi. Nếu mới lần đầu tiếp xúc, người ta sẽ không nghĩ đó là một phụ nữ rất “mê chữ” và “giỏi chữ”. Cô tâm sự: “Ngày xưa, do cha mẹ mình hổng rành chữ nên mới đặt tên Thoại. Đến đời mình, có điều kiện được học hành đàng hoàng, mình quyết định đổi họ ra trước gọi là Thoại Lý”. Cô giải thích, tên có dấu sắc thì suốt cuộc đời sẽ đi lên. Và quả thật, từ ngày có chữ nghĩa, cuộc đời cô đã thay đổi. Nói vậy, chứ cô Thoại Lý cũng phải trải qua nhiều giai đoạn nghề nghiệp trong đời lắm, khởi đầu là dạy học; rồi có gia đình, cuộc sống buộc cô phải chia tay với chữ để chuyển sang mua bán đồ máy. Thế nhưng, lúc nào, cô cũng ao ước có thể đi theo niềm đam mê của chính mình. Không ngờ mãi đến khi bước sang tuổi 50 thì cô mới có thể thực hiện được. Từ đó, cô Thoại Lý dành trọn thời gian để vùi đầu vào đọc sách. Kỳ lạ, càng tìm hiểu, càng thấy chữ nghĩa vô cùng đa dạng. Lý thú hơn là cô đã tìm được cho mình cái nghề mới, đó chính là thư pháp.

Năm 2001, cô Thoại Lý bắt đầu tập trung nghiên cứu và luyện chữ thư pháp; chủ yếu là tự học qua sách vở. Sau 3 năm trui rèn, cô quyết định tìm đến những bậc tiền bối về thư pháp ở TP.HCM để học hỏi và rèn bút thêm. Rồi mỗi năm Tết đến, cô thường mày mò vẽ tranh thư pháp để treo tại cơ sở photocopy của con trai Hồng Phú cho vui nhà, vui cửa. Ai ngờ khách hàng tới thấy tranh thì đều ngõ ý hỏi mua với số lượng ngày càng nhiều; tranh Thoại Lý vẽ bao nhiêu thì hết bấy nhiêu nên lúc bấy giờ cơ sở Hồng Phú đã được đổi tên thành “Tranh thư pháp Thoại Lý” (số 535B, Võ Thị Sáu, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên).

Năm 2005, tranh thư pháp Thoại Lý bắt đầu tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao tại An Giang. Đến nay, cô Thoại Lý vẫn không quên cái cảm giác xao xuyến khi thấy gian hàng thư pháp của mình lần đầu tiên ra mắt công chúng lại thu hút đông đảo khách hàng đến thế. Điều đáng quý là qua mỗi lần hội chợ, cô đều có đối tác chủ động tìm đến đặt hàng. Hiện tranh thư pháp Thoại Lý không chỉ được nhiều người tại tỉnh nhà biết đến, mà còn hút hàng sang các tỉnh lân cận như: Đồng Tháp, Hà Tiên… 



Gian hàng tranh và đá thư pháp Thoại Lý thu hút đông đảo khách hàng. 

Quan sát các bức tranh thư pháp của cô Thoại Lý mới thấy, có nhiều tranh với mẫu mã, hình thức và nội dung rất phong phú như: Tranh mành tâm của Hà Nội, tranh giấy mỹ thuật của Hàn Quốc, tranh kiếng, rồi tranh gỗ... Song theo nhiều người nhận định là đẹp và giá tương đối mềm hơn so với tranh thư pháp tại TP.HCM. Hiện một tác phẩm thư pháp của Thoại Lý có giá cao nhất là 950.000 đồng. Tuy nhiên, nét đặc biệt mà cô Thoại Lý có thể giữ chân được khách hàng lâu dài đó chính là sẵn sàng vẽ những cái đơn giản nhất theo yêu cầu. Chẳng hạn như: Viết chữ thư pháp trên móc khóa (giá 10.000 đồng/cái); viết trên đá non nước (15.000 đồng/hòn); hay đề tựa, chấm nét trên báo tường nhân kỷ niệm ngày lễ nhà giáo khi học sinh đến yêu cầu… Điều này đã góp phần làm cho thư pháp ngày càng được ưa chuộng trong giới trẻ hiện nay.

Viết thư pháp đẹp, có hồn đã khó, làm cho thư pháp luôn sáng tạo thì càng khó hơn. Thiết nghĩ chỉ những ai có cái tâm với thư pháp mới có thể làm được điều đó.

Bài, ảnh: HỒNG TRANG